HẠT GIỐNG RAU NGẢI CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG RAU NGẢI CỨU
- Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp (miền Nam), nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
- Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn.
- Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
- Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
- Ngải cứu thường được mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, người ta cũng thường trồng quanh nhà, quanh nhà thuốc,…
- Người ta thường sử dụng lá hoặc ngọn vào mùa hè để tươi hoặc cũng có thể phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu phơi khô có thể tích trữ được lâu, lá ngải cứu phải khô còn được gọi là ngải điệp, còn phơ khô mà cắt thành bột vụn lọ lấy lông trắng và tơi người ta gọi đó là ngải nhung.
Hạt giống Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn
MÓN ĂN NGON TỪ RAU NGẢI CỨU
- Gà hầm ngải cứu: Cho gà vào nồi, nêm các gia vị muối, nghệ tươi đập dập, gia vị và ướp trong khoảng 20 phút. Ngải cứu bạn nhặt bỏ phần rễ và thân. Sau đó bạn rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo, cho ngải cứu vào nồi, xếp xen kẽ thịt gà với ngải cứu. Tiếp tục để thêm 10 phút nữa để gia vị thấm đều. Sau đó, đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn. Khi nước đã sôi, bạn cho lửa nhỏ lại, khoảng 20 phút thì bạn cho thêm rượu trắng vào để món gà thêm đậm vị và dậy mùi. Cuối cùng, khi gà đã chín, bạn bỏ ra bát và thưởng thức nóng.
- Trứng ngải cứu: Ngải cứu bạn nhặt lấy phần lá và ngọn non, rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Đập trứng vào bát ngải cứu đã thái nhỏ, bỏ thêm muối, hạt nêm, một chút ớt thái nhỏ và đánh đều trứng lên. Sau đó, bạn cho chảo lên bếp, khi chảo đã nóng đều cho dầu ăn vào. Tiếp theo, bạn đổ trứng vào chảo, khi phần dưới đã khô, bạn lật trứng. Rán cho đến khi chín vàng đều hai mặt là được. Cuối cùng, bạn cắt nhỏ trứng ngải thành miếng vừa ăn và bày ra đĩa là xong.
- Trứng vịt lộn hầm ngải cứu: chọn những quả trứng vịt lộn còn tươi, đem luộc chín khoảng 10 phút. Khi trứng chín, bạn bóc vỏ, lấy phần con bên trong và bỏ vào bát. Rau ngải cứu và rau răm bạn rửa sạch, để ráo nước. Gừng gọt vỏ và thái sợi nhỏ. Khi mọi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào, bỏ gừng vào xào thơm. Tiếp theo bỏ ngải cứu vào xào. Khi ngải cứu gần chín, cho trứng vịt lộn đã tách vỏ nồi, đổ thêm 1 bát nước nóng. Nêm thêm muối, hạt nêm cho vừa ăn. Đun lửa nhỏ, hầm trong khoảng 30 phút là có thể bỏ trứng ra và ăn được luôn.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG RAU NGẢI CỨU
1. Chuẩn bị gieo hạt giống rau ngải cứu
- Chuẩn bị đất: Ngải cứu sinh trưởng tốt trong môi trường thoáng mát, ánh sáng đầy đủ và đất có khả năng thoát nước tốt với nhiều mùn, đất tơi xốp có độ pH từ 6 đến 6.5.
- Có thể mua đất tribat đã trộn sẵn hay những loại đất hữu cơ có sẵn ở bên ngoài các cửa hàng hạt giống cây trồng. Nếu tự làm đất thì bạn nên chuẩn bị loại đất thịt pha cát trộn với phân chuồng hoai mục, tảo biển, xơ dừa, trấu hun, theo tỷ lệ 2:1:1/2:2 là hợp lý.
- Chậu ươm hoặc khay ươm hạt giống ngải cứu có lỗ có cấu trúc thoát nước tốt.
- Bình tưới nước dạng phun sương khi ươm hạt giống ngải cứu và bình có vòi hoa sen khi cây trưởng thành.
Hạt giống ngải cứu sẽ nhanh chóng nảy mầm sau khoảng 7 đến 15 ngày. Nhiệt độ thích hợp để nảy mầm là 20 đến 25 độ C
2. Quá trình gieo trồng hạt giống rau ngải cứu
- Đổ hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị vào khay ươm hay chậu ươm. Chỉ lấp đầy ¾ thùng chứa để đàm bảo chất lượng trồng. Rắc hạt giống ngải cứu lên bề mặt và phủ lên một lớp đất mỏng vừa phải.
- Gieo hạt giống ngải cứu đều tay vào khay ươm hoặc chậu ươm, rồi phủ lên trên một lớp đất mỏng chừng nhỏ hơn 0,5 cm hoặc có thể dùng một lớp khăn giấy mỏng phủ nhẹ lên trên. Dùng bình tưới phun sương làm ẩm cho đất và cho hạt, tưới cho ẩm hạt giống ngải cứu và đất. Tưới nhẹ nhàng tránh làm trôi hay bắn hạt.
- Hạt giống ngải cứu sẽ nhanh chóng nảy mầm sau khoảng 7 đến 15 ngày. Nhiệt độ thích hợp để nảy mầm là 20 đến 25 độ C
3. Chăm sóc hạt giống rau ngải cứu
- Tưới nước: Bởi vì cây ngải cứu thích hợp với môi trường thoáng mát và cần thoát nước tốt nên khi trồng trong đất vườn ta nên lên luống và vun xới gốc cho cây phát triển tốt hơn trong điều kiện thông thoáng. Tưới nước 2 lần một ngày vào sáng sớm vào chiều mát, nếu hôm đó trời mưa thì không cần tưới. Tưới nước ngay khi thấy bề mặt đất khô.
- Ánh sáng: phải là ánh sáng trực tiếp và tán xạ. Đặt cây ngải cứu ở nơi có đủ ánh sáng khuếch tán, vào mùa hè nếu nắng quá gắt có thể che chắn bớt vào giờ cao điểm cho cây.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT HẠT GIỐNG RAU NGẢI CỨU |
|
Mã sản Phẩm |
Hạt giống rau ngải cứu |
Loại hoa/cây |
Hạt giống rau ngải cứu .Hạt giống rau củ quả |
Tên tiếng anh |
Mugwort |
Màu sắc |
Xanh |
Số hạt/gói |
50 hạt |
Phủ hạt khi gieo |
Không. Dùng bình phun sương tưới đẫm cho hạt bám vào chất trồng |
Thời gian nảy mầm |
Ngải cứu cần ủ trong khăn ẩm sạch đựng trong hôp nhựa kín trong ngăn mát tủ lạnh 15 - 22 ngày sau đó mang ra ngoài ủ ở nhiệt độ thường |
Tỉ lệ nảy mầm |
> 80 % |
Tác dụng |
Làm thức ăn gia đình |
Xuất xứ |
Việt Nam |
Khí hậu trồng |
Xứ lạnh - Xứ nóng |
Thời điểm gieo trồng |
Quanh năm |
Thời gian thu hoạch /ra hoa |
85 ngày |
Chiều cao cây |
40 -60 cm |
Loại hoa/cây |
Lâu năm |
Bảo Hành Sản Phẩm
BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1
Chính sách bảo hành
KIỂM TRA HÀNG TRƯỚC KHI THANH TOÁN
Chính sách đổi trả
HỖ TRỢ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
Chính sách giao hàng
Danh mục sản phẩm
SẢN PHẨM MỚI