Hạt Giống Rau Mồng Tơi khi thu hoạch là loại rau khá phổ biến, nhất là vào mùa hè. Ưu điểm của mồng tơi chính là dễ kết hợp với các loại nguyên liệu khác để tạo ra nhiều món ăn bổ dưỡng
- Hạt Giống Rau Mồng Tơi khi thu hoạch là loại rau khá phổ biến, nhất là vào mùa hè. Ưu điểm của mồng tơi chính là dễ kết hợp với các loại nguyên liệu khác để tạo ra nhiều món ăn bổ dưỡng như: canh mùng tơi với thịt nạc xay hay nghêu, cua, rau mồng tơi xào tỏi, thịt bò…
Rau Mồng Tơi là loại rau khá phổ biến
- Mồng tơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất. Độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mồng tơi ra hoa
Bước 1: chọn và xử lý hạt giống rau mồng tơi Ngâm hạt giống rau mồng tơitrong nước ấm theo tỷ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh, đặt vào nơi tối. Ủ hạt đến khi nứt nanh thì thôi.
Bước 2: gieo hạtgiống rau mồng tơi Trộn đều đất với phân hữu cơ theo tỉ lệ 7-8 phần đất trên 2-3 phần phân hữu cơ, mỗi 10dm khối đất có thể bổ sung thêm 8-10 gr phân lân. Gieo hạt đã nứt nanh, phủ lên bề mặt hạt giống một lớp đất mỏng.
Bước 3: tách cây con Sau khi gieo hạt 15 ngày, cây con thường có khoảng 4 lá. Bắt đầu tách riêng thành từng luống theo mật độ 10 x10cm. Chú ý: không nên tưới nước 1 -2 ngày trước khi tách cây. Đến khi cấy lại thì tưới nước để rễ ngấm và làm mềm đất.
Bước 4: cấy cây con Nên cấy cây vào lúc chiều mát. Nếu bắt buộc cấy vào buổi sáng, phải che đậy cẩn thận trong 2 – 3 ngày đầu tránh nắng. Phun sương (tưới nước) cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều
Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày, bắt đầu bón phân đợt 1, nên sử dụng NPK (20-20-15) và phân bánh dầu. Sau đó 7 – 10 ngày tiếp tục bón phân đợt 2
Bước 5: thu hoạch Khi thu hoạch, chú ý bớt lại 2 cặp lá để cây tiếp tục phát triển mà không bị chột.
Mồng tơi thuộc giống cây thân mập, leo cuốn và nhớt
- Mồng tơi là loại hạt giống rau củ quả thuộc giống cây thân mập, leo cuốn và nhớt. Cây trưởng thành có lá hình tim dày. Hoa mọc thành cụm có màu trắng và tím nhạt, thường mọc từ phía khe lá. Quả mùng tơi hình tròn hoặc cầu, nhỏ, khi chín chuyển sang màu tìm đen.